Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện các mô hình áp dụng giống lúa mới từ nguồn kinh phí quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo Nghị định 35-NĐ/CP
Sáng 6/9, UBND huyện tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện các
mô hình áp dụng giống lúa mới từ nguồn kinh phí quản lý, sử dụng đất trồng lúa
theo nghị định số 35 – NĐ/CP và mô hình trình diễn một số giống lúa mới tiềm
năng trên địa bàn huyện Anh Sơn trong vụ hè thu mùa năm 2024.
Trước
khi bước vào hội thảo, các đại biểu đã đi tham quan, khảo sát thực tế mô hình
áp dụng giống lú Lúa thuần ĐT 100 từ nguồn kinh phí quản lý, sử dụng đất trồng
lúa theo NĐ 35 tại xã Tào Sơn. Với diên tích 124 ha tại xứ đồng thôn 1,thôn
3,thôn 4,thôn 5.
Các đại biểu tham qua mô hình trồng lúa giống mới tại xã Tào Sơn
Vụ
hè thu - mùa năm 2024, Trung tâm DVNN huyện Anh Sơn được UBND huyện giao triển
khai thực hiện mô hình áp dụng giống lúa mới từ nguồn kinh phí quản lý, sử dụng
đất trồng lúa NĐ 35 và Mô hình trình diễn Sản xuất lúa thuần Gia Lộc 35. Cụ thể:
Mô hình Áp dụng giống lúa mới từ nguồn kinh phí quản lý, sử dụng đất trồng lúa
theo NĐ35 Tại xã Phúc Sơn và Tào Sơn có quy mô 182,6 ha. Mô hình Sản xuất trình
diễn giống lúa thuần Gia Lộc 35 tại xã Hội Sơn, Lĩnh Sơn, quy mô 01 ha. Mô hình
khảo nghiệm đánh giá giống lúa lai LC-18 tại xã Hội Sơn, quy mô 0,1 ha. Để thực hiện các mô hình, Trung tâm DVNN huyện đã cử cán bộ kỹ
thuật, khuyến nông viên xã trực tiếp cùng các hộ dân tham gia mô hình theo dõi
sự sinh trưởng, phát triển; phòng trừ sâu, bệnh gây hại trên các giống lúa. Qua
đánh giá bước đầu, các giống lúa mới có khả năng chống chịu tốt với thời tiết
khắc nghiệt, nhất là nắng hạn trong vụ Hè Thu. Tiềm năng năng suất trung bình đạt
80 - 85 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt trên 90 tạ/ha. Cứng cây, chống đổ tốt,
bộ lá đứng, đẻ nhánh khá, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, bạc lá. Có khả năng
thích ứng rộng với nhiều chân ruộng.
Gặt thử, đánh giá năng suất các mô hình trình diễn tại xã Hội Sơn
Tại
hội thảo, đại diện các cơ quan chuyên môn và các đại biểu đã tập trung thảo luận
đánh giá những kết quả đạt được của các mô hình; ưu, nhược điểm của các giống
lúa và các loại phân bón được sử dụng trên các xứ đồng.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Việc
đưa các giống lúa mới vào sản xuất đã góp phần làm thay đổi tư duy trong việc
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, trong sản xuất NN, quản
lý sâu bệnh hại theo hình thức tổng hợp, kịp thời hiệu quả; giảm thiểu việc lạm
dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh hại. Các giống lúa mới áp dụng trong
các mô hình có kết quả đạt năng suất cao, chất lượng gạo ngon, sức chống đổ
tốt, chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại khá tốt. Trên cơ sở kết quả thu được từ những mô hình này và
những ưu nhược điểm của giống lúa đã được các cơ quan chuyên môn và các đại
biểu đánh giá tại hội thảo, UBND huyện Anh Sơn sẽ tiếp tục theo dõi, mở rộng mô
hình tại các địa phương trong những vụ mùa tiếp theo.. Qua đó, nhằm
khẳng định rõ nét hơn về tiềm năng, thế mạnh, khả năng chống chịu và tính thích
ứng của các bộ giống mới, có cơ sở đưa vào cơ cấu giống lúa đại trà trong
thời gian tới, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho bà con
nông dân trên địa bàn huyện.