Sáng ngày 6/9, UBND huyện tổ chức hội nghị trực tuyến với 21 xã, thị
trấn triển khai công tác phòng chống cơn bão số 3.
Đồng
chí Hoàng Xuân Cường, ỦY viên BTV huyện ủy, PCT UBND huyện chủ trì hội nghị.
Cùng dự, có lãnh đạo các phòng, ban, ngành cấp huyện. Các thành viên BCĐ phòng
chống thiên tai, TKCN huyện.
Toàn cảnh hội nghị
Bão Yagi (cơn bão số 3) đi vào vùng biển
phía Đông Bắc của khu vực Bắc biển Đông vào sáng ngày 3/9 với cường độ cấp 8,
giật cấp 11. Sáng ngày 5/9, tâm bão tại vị trí 19,0 độ vĩ Bắc, 115,8 độ kinh
Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía Đông với cường độ cấp
15, giật cấp 17 (tăng 7 cấp so với thời điểm vào biển Đông). Dự báo bão di
chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h; tiếp tục mạnh lên đạt cường độ mạnh
nhất cấp 16, giật trên cấp 17 trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung
Quốc). Rủi ro thiên tai cấp độ 4 với phía Bắc khu vực Bắc biển Đông trong các
ngày 5-7/9/2024 (dự báo tỉnh ta cũng bị ảnh hưởng bởi cơn bão).Dự báo khoảng
chiều tối ngày 7/9 bão đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình).
Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng mưa to, có nơi mưa
rất to với tổng lượng phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.
Đồng chí Hoàng Xuân Cường - PCT UBND huyện kết luận hội nghị
Trước
tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, đồng chí Hoàng Xuân Cường, PCT
UBND huyện yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo PCTT, TKCN huyện, Các đơn vị, địa
phương theo dõi chặt chẽ bản tin, cảnh báo diễn biến của bão, kịp thời chỉ đạo,
triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; tuyệt đối không chủ
quan, lơ là nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu
thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại tài sản của nhân dân. Các đơn vị, địa phương sẵn
sàng triển khai lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn và xử lý kịp thời
các tình huống có thể xảy ra. Rà soát kỹ, bảo đảm an toàn tính mạng cho người
dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, nuôi trồng thủy, hải sản,
khu vực có nguy cơ ngập sâu do nước dâng, mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ
quét không bảo đảm an toàn; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm
khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn. Chỉ đạo đảm bảo an toàn công trình
đê điều, hồ, đập. Tham mưu kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an
toàn cho người và phương tiện. Điện lực kiểm tra, xử lý kịp thời các sự cố
về điện trước, trong và sau bão. Thường xuyên cập nhập các bản tin cảnh báo
bão, diễn biến tình hình thời tiết để người dân nắm được, chủ động ứng phó với
mưa bão. Tuyên truyền nhân dân tận thu các sản phẩm nông nghiệp trên đồng
ruộng, với phương châm xanh nhà hơn già đồng, nhằm tránh hoàn lưu mưa lớn sao
bão. Chỉ đạo các trường học xây dựng phương án đảm bảo an toàn tài sản, phương
án dạy học phù hợp trong thời tiết mưa lớn. Tổ chức trực ban 24/24, để nắm tình
hình diễn biến tại địa phương, từ đó kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Các
thành viên BCĐ, Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước
Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo,
chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản,
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra trên địa bàn huyện.