image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tường Sơn

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TƯỜNG SƠN

Địa chỉ: Thôn 12, xã Tường Sơn, Anh Sơn, Nghệ An

Điện thoại: 0383.728.125.

Email: tuongsonanhson@gmail.com

I .Cơ cấu tổ chức:

TT

Họ tên

Điện thoại

Chức vụ

1

Trần Trung Tuyến

0986272978

BT Đảng ủy xã

2

Nguyễn Thị Bích Thủy

01652213695

PBT Đảng ủy xã

3

Lê Văn Hồng

0977006077

CT-UBND xã

4

Nguyễn Hữu Vân

0986598617

CT-UBMTTQ xã

5

Nguyễn Văn Linh

01653529432

PCT-UBND xã

6

Nguyễn Tài Quý

0986272729

PCT-UBND xã

7

Nguyễn Thị Tâm

01678696281

PCT-HĐND xã

8

Nguyễn Thị Vân

0976168272

CT hội phụ nữ xã

9

Bùi Công Dũng

01694326808

CT hội ND xã

10

Dương Văn Thắng

01692845300

CT hội CCB xã

11

Nguyễn Đình Sơn

0973180977

CT hội CTĐ

12

Nguyễn Văn Thanh

CT hội NCT

13

Cao Thị Dung

 

CT hội TNXP

14

Trần Thanh Tâm

01696998849

PBT Đoàn xã

15

Nguyễn Thị Hiền

0987574603

CTDS xã

16

Nguyễn Thị Phương

0989779489

CCVH CS xã

17

Nguyễn Thị Phương An

01653981346

CCKT xã

18

Lê Quốc Hào

0977562118

CC tư pháp xã

19

Trần Đăng Thắng

0948231036

CC địa chính xã

20

Nguyễn Thị Ngân

01642628631

CCVP xã

21

Lê Hồng Vân

01689235788

Xã đội trưởng

22

Nguyễn Văn Kiên

01672766246

Trưởng công an xã

23

Nguyễn Thị Thúy

0984394508

CCVH xã

24

Hoàng Kim Ngần

0989822915

CCVH xã

II. Tóm tắt tình hình địa phương:

Tường Sơn là xã trung du miền núi, có địa bàn rộng, dân số đông, với đầy đủ thành phần dân tộc, tôn giáo, có E 335 – F 324 đóng trên địa bàn. Địa bàn có vị trí tiếp giáp:

- Phía đông giáp với Hoa Sơn

- Phía tây giáp với xã Cẩm Sơn

- Phía Bắc giáp với xã Hùng Sơn

- Phía Nam giáp với xã Môn Sơn thuộc huyện Con Cuông.

Địa hình xã Tường Sơn dốc dần từ Tây- Nam sang Bắc. Điểm cao nhất là lèn Voi: 492,0 m...Độ cao trung bình so với mặt biển 100m- 200m. Điểm thấp nhất là ven bãi Sông Lam 10- 15m. Địa hình xã Tường Sơn có thể chia ra ba dạng: Đồng bằng ven sông, đồi, núi.

Dạng đồng bằng ven sông: Nằm dọc hữu ngạn Sông Lam kéo dài hết phía Bắc của xã, độ cao 30- 40m, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên, có 100% diện tích bị ngập lụt hàng năm.

Dạng Đồi: Phần lớn ở độ cao 100- 200m, dạng đồi lượn sóng, độ dốc không lớn lắm khoảng 8-150 , chiếm 50,4% diện tích tự nhiên tập trung ở phía Tây – Nam của xã.

Dạng Núi: Chủ yếu ở dạng núi thấp có độ cao 300-492m. Tường Sơn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mang đặc trưng của khí hậu vùng Tây-Nam Nghệ An. Có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình: 23,50C, tháng 7 có nhiệt độ cao nhất là 410C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 40C. Bức xạ mặt trời 74,6 Kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình trong năm 1073h tổng tích ôn 50000C.

Lượng mưa bình quân1760-1820mm, lượng mưa tập trung vào tháng 3, tháng 8,9,10 chiếm 60% lượng mưa năm.

Độ ẩm không khí trung bình 83%, cao nhất 89% từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thấp dưới 60% vào tháng 6, tháng 7. Lượng bốc hơi 799 mm.

Gió có 2 hướng thịnh hành, gió mùa Đông- Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau mang theo không khí lạnh, làm cho nhiệt độ xuống thấp, gây giá rét. Gió mùa Đông – Nam từ tháng 5 đến tháng 10, tháng 6,7 có gió Tây Nam khô nóng.

Các yếu tố khí hậu Tường Sơn nói chung thuận lợi cho phát triển nông nghiệp song biên độ giữa các mùa trong năm khá lớn, đó là một trong những nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt xói lở bờ sông.

Thủy văn Tường Sơn có sông Lam kéo dài 7km suốt phía Bắc của xã. Tại Dừa lưu lượng bình quân trong mùa kiệt 80-100m3/s, bình quân trong mùa lũ 1000-1200m3/s, trung bình 424 m3/s. Ngoài ra còn có khe, hồ nước, là xã có nguồn nước mặt thuận lợi cho nông nghiệp và dân sinh. Song nguồn nước phân bố không đều giữa các mùa, mực nước lại thấp so với độ cao của đồng ruộng nên việc khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất phải đầu tư lớn. Hiện tượng khô hạn trong mùa nắng nóng, lũ lụt về mùa mưa hàng năm vẫn xẩy ra trên địa bàn xã.

Nước ngầm tuy chưa có tài liệu điều tra chuyên ngành, nhưng qua thực tế khai thác của cư dân thấy rằng nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, chất lượng tốt, đảm bảo cho nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân, có khả năng khai thác theo kiểu công nghiệp.

Xã Tường Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 3604 ha, trong đó 547 ha đất sản xuất nông nghiệp; 507 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất thổ cư, đất chuyên dùng và đất khác.

Tiềm năng đất lâm nghiệp Tường Sơn còn lớn và đa dạng, đất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là đồi núi thấp, độ dốc không lớn, thổ nhưỡng tốt. do vậy không phải đầu tư nhiều về tu bổ, chăm sóc. Điều kiện nông lâm kết hợp sẽ rất thuận lợi.

Khoáng sản Tường Sơn chủ yếu là nhóm vật liệu xây dựng: Đá vôi xây dựng có nhiều ở Tường Sơn, dùng làm đường nền, móng công trình, nung vôi phần lớn đá vôi ở đường giao thông dễ khai thác. Phốt pho rích ở Tường Sơn (Hang Lên Mọ, Xin Nghi, Ao Các), trữ lượng khoảng 242 tấn, hàm lượng P205 đạt 8-10%.

Văn hóa – Xã hội:

Dân số toàn xã có 2083 hộ, 9.349 khẩu. Trong đó, đồng bào theo đạo thiên chúa giáo có 584 hộ, với 3.129 khẩu chiếm 33,5% dân số toàn xã.

Đồng bào dân tộc thiểu số có 157 hộ với 702 khẩu, chiếm 7,5% dân số toàn xã.

Dân số được phân bố thành 14 thôn, bản ( 2 bản ồ ồ và Già Hóp nằm cách trung tâm xã 7-8km).

Đảng bộ có 273 Đảng viên, sinh hoạt tại 18 chi bộ(14 chi bộ thôn, bản, 3 chi bộ trường học và 1 chi bộ y tế). Nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm 90%, là xã có nền kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa xã hội luôn phát triển, Quốc phòng - An ninh được củng cố và giữ vững, các tổ chức chính trị xã hội hoạt động đều và được xếp loại vững mạnh hàng năm.

Truyền Thống cách mạng:

Tường Sơn là địa phương có truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng sâu sắc, qua 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân xã nhà đã góp sức người và của cải, vật chất cho cách mạng góp phần giải phóng quê hương đất nước. Trong những năm kháng chiến chống mỹ cứu nước cán bộ và nhân dân xã Tường sơn đã anh dũng đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược. Trong 2 cuộc kháng chiến có 25 bệnh binh, có 94 thương binh và có 95 liệt sỹ hy sinh. Nhân dân Tường Sơn còn có truyền thống sâu đậm về tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, luôn biết giúp đỡ nhau trong rủi ro, hoạn nạn và khó khăn, luôn biết chia sẻ “Lá lành đùm lá rách” và “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, là xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có nhiều tướng giỏi đã giúp cho muôn đời hậu thế tự hào về các tiền liệt, đã làm rạng danh cho quê hương, đất nước như Lê Quốc Cầu, Lê Quốc Cơ, Lê Quốc Trân, Lê Quốc Đạm...

Tường Sơn có bề dày lịch sử - văn hóa và truyền thống yêu nước nồng nàn với tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất đáng tự hào được nhân dân ca tụng qua những câu thơ như:

“Nhất kinh kỳ nhì Dừa Lạng”

Hay:

“Trận Bù Đằng sấm vang chớp dậy

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”.

Hay “Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Trận này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”

Với hoàn cảnh địa lý, bề dày lịch sử - văn hóa và truyền thống tốt đẹp của địa phương đã tạo nên cốt cách con người Tường Sơn chất phác thật thà, rất mực cần cù, yêu lao động, tiết kiệm, giản dị, hiếu học, cương trực, khảng khái, giàu đức hy sinh, giàu nghị lực, ý chí mạnh, quyết tâm cao...

Mặt khác xã Tường Sơn được Đảng và chính quyền cấp trên quan tâm chỉ đạo sát sao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh...Đảng ủy, HĐND đã đề ra được nghị quyết sát đúng, kịp thời với tình hình thực tiễn của địa phương, đưa nghị quyết vào cuộc sống đạt nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở đã tạo được sự đồng thuận cao trong đảng bộ và nhân dân, tạo điều kiện phát huy trí tuệ và khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Kinh tế phát triển mạnh cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực văn hóa - xã hội.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ANH SƠN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban biên tập
Địa chỉ: K5 Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3 872 462- E-mail: congthongtindientuanhson@gmail.com