image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Vĩnh Sơn

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ VĨNH SƠN

Thôn 5, xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0383.729.102

Email: vinhsonanhson@gmail.com

I. Cơ cấu tổ chức gồm.

Tổ chức

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

1. Đảng ủy

Phan Trung Cầu

BT Đảng ủy

0945630171

Trần Khắc Lễ

PBT Đảng ủy

0975424192

2. HĐND xã

Phan Trung Cầu

CT HĐND xã

Phan Bá Khanh

PCT HĐND xã

01686516958

3. UBND xã

Phan Bá Trung

CT UBND xã

01234333377

Phan Bá Đô

PCT UBND xã

0943101010

Nguyễn Đình Trung

0916861757

Nguyễn Bá Toàn

CHT BCT QS xã

01239847660

 

Nguyễn Đình Ngọc

Văn hóa – xã hội

0942961445

 

Thị Loan

Lao Động TBXH

0947826150

 

Lê Đình Hường

Văn Phòng

0948464899

 

Bùi Thị Hồng Vân

Văn Phòng

0915924900

Lê Đình Sinh

Địa chính XD

0915235955

Nguyễn Hữu Khanh

Địa chính đất đai

0949983322

Nguyễn Viết Đường

Kế toán

01234333355

Nguyễn Thị Mến

Tài Chính

0943142947

Phan Quang Hòa

 

0912503941

4. UBMT TQ

Lê Ngọc Anh

CT Mặt trận

01293179768

5. Hội CCB

Trần Văn Tân

CT Hội CCB

01642523567

6.Hội Nông dân

Nguyễn Như Thắng

CT

0948511625

7. Hội Phụ nữ

Phan Thị Yến

CT Hội Phụ nữ

01239114081

8. Đoàn TN

Nguyễn Hữu Thái

BT Đoàn TN

0915791395

9. Hội TNXP

Nguyễn Hồng Phan

CT Hội TNXP

01638833605

10.Hội Chữ TĐ

Dương Đức Đương

CT Hội Chữ thập đỏ

01646021564

11.Hội CĐDC

Nguyễn Văn Bình

CT Hội CĐDC

01666501611

12. Hội K.học

Nguyễn Thị Loan

PCT Hội KH

0944654358

13. Hội NCT

Trần Ngọc Cương

CT Hội NCT

01297159301

II. Khái quát tình hình chung:

1. Về điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Vĩnh Sơn là một xã miền núi nằm bên tả ngạn Sông Lam cách trung tâm huyện 8 km về phía đông bắc, Phía đông giáp xã Lạng sơn, phía tây giáp xã Đức Sơn, Phía bắc giáp xã Nghĩa Hành (huyện Tân Kỳ), phía Nam giáp sông lam bên kia sông là Thị Trấn, xã Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn.

Hiện nay toàn xã Vĩnh Sơn có 824 hộ phân bố trên 9 thôn, với 3691 nhân khẩu; Cuộc sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất Nông nghiệp chiếm 90%, nghề phụ chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình. Ngành nghề tiểu thủ Công nghiệp mới được phát triển.

* Về địa hình:

Địa hình của xã Vĩnh Sơn nghiêng dần từ phía Tây sang phía Nam, phía Tây và tây bắc được bao bọc bởi hệ thống đồi núi, phía Nam và Tây Nam được sông lam bao bọc tạo cho xã Vĩnh Sơn có 3 dạng địa hình: Dạng địa hình đồng bằng ven sông Lam chiếm phần lớn diện tích của xã (thuộc Làng Tuần, Làng mạc xưa), thường bị ngập lụt đất phù sa thích hợp để trồng rau màu: ngô, đậu, lạc...; Dạng địa hình đồi núi nằm về phía bắc của xã vùng này thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cây chè, cây nguyên liệu giấy....

Vị trí địa lý, địa hình đa dạng phong phú tạo cho Vĩnh Sơn những nét đặc trưng riêng mà ít vùng có được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệpvà các hoạt động dịch vụ, giao lưu văn hóa với các vùng trong và ngoài huyện.

* Về Đất đai, nguồn nước:

Vế đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Vĩnh sơn là 2070,46 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 1723,69 ha,đất sản xuất nông nghiệp 411,49 ha, đất trồng cây hàng năm 381,85 ha, đất trồng lúa 133,47 ha, đất trồng cây hàng năm khác 241,38 ha, đất trồng cây lâu năm 29,64 ha, đất lam nghiệp 1305,03 ha, đất thủy sản 7,71ha, đất phi nông nghiệp 275,99 ha, đất ở 28,32 ha.

Về nhóm đất: Đặc trưng riêng của dạng địa hình tạo cho tính chất đất của xã Vĩnh sơn có sự khác biệt so với các vùng khác trong huyện, đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ ven bờ sông Lam chủ yếu là những bãi đất phù sa hàng năm được bồi đắp, độ phì nhiêu tương đối cao, thích hợp cho việc trồng các loại cây nông sản: ngô, đậu lạc, lúa nước......., hàng năm cung cấp một khối lượng sản phẩm khá lớnđáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân trong vùng và các vùng phụ cận

Về nguồn nước: Dòng sông lam chảy qua địa bàn xã với chiều dài 6km, hàng năm cung cấp một khối lượng nước tưới thường xuyên cho đồng ruộng để sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.Xã Vĩnh Sơn có dãy núi liền kề nhau, giữa các dãy núi có một số khe suối dồi dào nguồn nước như: khe làng, khe rồng, khe mâm, khe cấy.

Ngoài nguồn nước tự nhiên xã có 3 con Đập tự chảy gồm Đập ruộng xối, Đập Thung Ven, Đập ngã Ba cung cấp nguồn nước rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và các sinh hoạt dân sinh khác.

* Về khí hậu:

Vĩnh Sơn có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, mang đặc trưng của khí hậu vùng Tây Nam Nghệ An, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5 0c. Có hai mùa rõ rệt mùa hè và mùa đông. Về mùa hè thường có nhiệt độ cao và kèm theo mưa bão, lũ lụt, lốc xoáy, gió nam Lào làm ảnh hưởng đến thời vụ và năng suất sản lượng trong sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động khác. Về mùa đông thì nhiệt độ xuống quá thấp kèm theo mưa dầm nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi,…

2. Lịch sử phát triển:

Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, vùng đất Vĩnh sơn đã nhiều lần thay đổi về tên gọi. Dưới thời Hậu Lê, toàn bộ vùng đất Vĩnh sơn (hiện nay) thuộc xã Mạc Điền, huyện Nam Đường, tổng Lãng Điền, phủ Anh Đô. Xã Mạc Điền lúc bây giờ gồm 2 làng: Làng Mạc và Làng Tuần.

Đến thời nhà nguyễn năm minh mệnh thứ 3 (1822) phủ Anh Đô dược đổi tên thành phủ Anh Sơn. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) phủ Anh Sơn thành lập thêm một huyện mới lấy tên là huyện Lương Sơn trên cơ sở cắt 4 tổng của huyện nam đường và một tổng của huyện thanh chương mà hợp thành, lúc này xã Mạc Điền được đổi tên thành xã Đại Điền và trực thuộc huyện Lương Sơn, tổng Lãng Điền, phủ Anh Sơn gồm 4 thôn: Nhân Lực, Thượng Phúc, Trung Phúc và Hạ Vĩnh.

Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi quá trình mưu sinh kiếm sống gặp nhiều khó khăn, nên dân ở 2 thôn Nhân lực và Trung Phúc phải ly tán sang các vùng khác chỉ còn lại 2 thôn Thượng Phúc, Hạ Vĩnh (thôn Thượng Phúc sau này đổi thành thôn Thượng Thọ, thôn hạ Vĩnh đổi thành thôn Chính Vĩnh).

Sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công, thực hiện Sắc lệnh của Chính phủ và Nghị Quyết hội nghị đầu tiên của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ an, cấp tổng, cấp trung gian giữa huyện và xã bị bãi bỏ, đồng thời huyện Lương Sơn được đổi tên mới là huyện Anh Sơn.

Tháng 4/1954, sau đợt phát động quần chúng giảm tô của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, các xã lớn được chia thành các xã nhỏ từ 3 xã lớn của huyện Anh Sơn được phân lại thành 19 xã nhỏ và lấy chữ cuối của huyện làm chữ cuối của xã, theo đó xã Kim Long được chia thành 5 xã nhỏ. Vĩnh Sơn, Long Sơn, Phúc Sơn, Khai Sơn và Thạch Sơn. Riêng xã Vĩnh Sơn gồm 11 xóm: Vĩnh Long, Vĩnh Đồng, Vĩnh Phúc, Vĩnh Thọ, Vĩnh Đức, Vĩnh Quang, Vĩnh Minh, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Chiến, Vĩnh Hùng.

Tháng 4/1963 theo Quyết định số: 52/CP ngày 19/4/1963 của Chính phủ, về việc chia tách 3 huyện miền núi thành 7 huyện, huyện anh sơn cũ được chia thành 2 huyện: Anh Sơn và Đô Lương, xã Vĩnh Sơn Được giữ nguyên và thuộc 1 trong 19 xã của huyện Anh Sơn.

3. Về truyền thống cách mạng

Tháng 6 năm 1930, đồng chí Nguyễn Văn Hạnh, xã Tri Lễ được cấp trên cử đến xã đại điền tổ chức hội nghị bí mật tại nhà đồng chí Đặng Văn Bài, đã phổ biến cac Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, chương trình hoạt động của Đảng và thành lập chi bộ Đảng cộng sản xã Đại Điền ( Đảng bộ xã Vĩnh Sơn ngày nay), sau khi thống nhất ý kiến hội nghị nhất trí bầu ban chấp hành đầu tiên gồm: đ/c Trần Khắc Thiết – Bí thư, đ/c Trần Văn Thiệp- phụ trách tuyên truyền, đ/c Nguyễn Sỹ Triêm – liên lạc cấp trên, đ/c Phan Bá Thượn –vận động quần chúng, đ/c Đặng Văn Tráng – phụ trách ấn loát, đ/c Trần Khắc Mận phụ trách nông hội đỏ, đ/c Nguyễn Viết Xơm phụ trách cổ động, đ/c Trần Khắc Hân liên lạc các hội, Nguyễn Hữu Thượn phu trách xích vệ đỏ. Chi bộ Đảng cộng sản Đại Điền ra đời đáp ứng được yêu cầu cách mạng của nhân dân Đại Điền mở ra một bước ngoặt trong phong trào chống thực dân pháp và phong kiến của nhân dân trên địa bàn.

Trong hai cuộc kháng chiến có 3716 người tham gia quân đội; công nhân quốc phòng, Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, 118 liệt sỹ đã huy sinh trong 2 cuộc kháng chiến và bảo vệ tổ quốc, có 82 người thương bệnh binh Có 3 bà mẹ được phong tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Năm 1963 được nhà nước Tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 về sản xuất nông nghiệp.

Năm 1971 được nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3 về phong trào Quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc và rất nhiều cờ luân lưu, Bằng khen giấy khen của nhà nước.

4. Tiềm năng và lợi thế về Kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh

Tính đến 31/12/2013 xã Vĩnh Sơn có 824 hộ với 3691 nhân khẩu, 100% là người Dân tộc kinh. Xã Vĩnh Sơn có cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã rõ nét, cây trồng chính của địa phương gồm 3 loại, lương thực, công nghiệp, thực phẩm như Lúa, Ngô, cây Mía đường. Đời sống nhân dân ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 18,3 đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 tỷ lệ 16,7%.

Vĩnh sơn có diện tích đất tự nhiên lớn, có tiềm năng kinh tế cao như đất sản xuất nông nghiệp đất trồng Lúa trồng màu thâm canh 3 vụ trong một năm, Đất Lâm nghiệp lợi thế cho phát triển cây nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ…,

Về tài nguyên nước có nhiều khe suối, nguồn nước ngầm dồi dào và có 3 con đập tự chảy đáp nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống giao thông: Toàn xã có 01 trục đường 7 B có chiều dài 7 km đã và đang được nhưa hóa hiện nay đã hoàn thành 3 km từ cầu treo về đề thờ Lý Nhật Quang các trục đường liên xã cũng đã được nhựa hóa, Giao thông các thôn hiện nay đã được cấp phối khắc phục được lầy lội về mùa mưa đã bê tông và nhựa được 3 km, đường giao thông sản xuất trên đồng bãi hiện có 4 km xe cơ giới đi lại thuận lợi.

Hệ thống điện: Toàn xã có 4 trạm biến áp 1.500 Kw đáp ứng đủ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Đời sống Kinh tế ngày càng được nâng lên, các phòng trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được các thôn tu sửa nâng cấp bảo đảm cho nhân dân vui chơi sau những ngày lao động sản xuất.

Công tác Quốc phòng – An ninh: An ninh chính trị được gữi vững, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, Nhân dân đoàn kết tin tưởng vào sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, đang quyết tâm thực hiện chương trình Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới phấn đấu từ nay đến năm 2015 hoàn thành 10 - 12 tiêu chí và đến năm 2020 hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới./.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ANH SƠN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban biên tập
Địa chỉ: K5 Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3 872 462- E-mail: congthongtindientuanhson@gmail.com