UBND xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Địa chỉ: Thôn 6, xã Thọ Sơn, huyện
Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An
Số ĐT liên hệ: 0383726114
Địa chỉ Email: thosonanhson@gmail.com
1. Cơ cấu tổ chức:

|
Họ tên
|
La Văn Hoạt
|
Chức vụ
|
Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch HĐND xã
|
Số điện thoại
|
01235.801.024
|
Địa chỉ mail
|
lahoat1963@gmail.com
|

|
Họ tên
|
Dương Thị Huệ
|
Chức vụ
|
Phó Bí thư- Chủ tịch UBND xã
|
Số điện thoại
|
0943.506.557
|
Địa chỉ mail
|
duonghuethoson@gmail.com
|

|
Họ tên
|
Dương Thị Hạnh
|
Chức vụ
|
Phó Bí thư trực đảng
|
Số điện thoại
|
0915.812.547
|
Địa chỉ mail
|
|

|
Họ tên
|
Nguyễn Cảnh Thành
|
Chức vụ
|
Phó Chủ tịch HĐND xã
|
Số điện thoại
|
0948.183.308
|
Địa chỉ mail
|
|

|
Họ tên
|
Phạm Ngọc Cảnh
|
Chức vụ
|
Phó Chủ tịch UBND xã
|
Số điện thoại
|
0946.489.974
|
Địa chỉ mail
|
thosonanhson@gmail.com
|

|
Họ tên
|
Nguyễn Văn Hùng
|
Chức vụ
|
Chủ tịch UBMTTQ xã
|
Số điện thoại
|
0948.506.469
|
Địa chỉ mail
|
|

|
Họ tên
|
Nguyễn Văn Lĩnh
|
Chức vụ
|
Công chức Văn hóa-xã hội
|
Số điện thoại
|
0947.367.514
|
Địa chỉ mail
|
linhvhthoson@gmail.com
|

|
Họ tên
|
Vi Văn Quang
|
Chức vụ
|
Bí thủ đoàn xã
|
Số điện thoại
|
0917.707.785
|
Địa chỉ mail
|
doanxathoson@gmail.com
|

|
Họ tên
|
Nguyễn Khắc Thảo
|
Chức vụ
|
Chủ tịch Hội Nông dân
|
Số điện thoại
|
0948.511.674
|
Địa chỉ mail
|
|

|
Họ tên
|
Lương Thị Lam
|
Chức vụ
|
Chủ tịch Hội LHPN xã
|
Số điện thoại
|
01276.729.939
|
Địa chỉ mail
|
|

|
Họ tên
|
Trần Huy Quang
|
Chức vụ
|
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
|
Số điện thoại
|
0944.556.537
|
Địa chỉ mail
|
tranquangthoson@gmail.com
|
2. Tình hình chung:
- Vị trí địa lý: Thọ Sơn là một xã miền núi, nằm về phía Bắc của huyện Anh
Sơn, cách thị trấn huyện 36 km; có tọa độ địa lý từ 1907’16’’ Vĩ độ
Bắc đến 10502’17’’ kinh độ Đông. Là xã có ranh giới tiếp giáp với 3
huyện miền núi khác nên có điều kiện giao lưu tương đối thuận lợi. Phía Bắc
giáp với xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp; phía Đông giáp xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ;
phía Nam giáp 2 xã Bình Sơn và Thành Sơn của huyện Anh Sơn; phía Tây giáp xã
Thạch Ngàn, huyện Con Cuông.
- Địa hình: Là đồi núi và đồng bằng thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo
thành 2 vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và đồng bằng trải rộng từ chân núi về
tiếp giáp huyện Con Cuông và Quỳ Hợp, địa hình kéo dài, phức tạp, có nhiều khe
suối bố trí ở phía Tây xuất phát từ những dãy núi đá. Địa hình có 3 dạng: Núi
đá, Đồi và núi đá thấp. Nhìn chung địa hình địa mạo của xã chủ yếu là núi đá
thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn và vùng đồi xen kẽ.
- Về đất đai: Thọ Sơn là xã có diện tích đất rộng thứ 2 toàn huyện, sau
xã Phúc Sơn; xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.386,99 ha, trong đó đất nông
nghiệp 3.697,42 (chiếm 84,3% tổng DT tự nhiên); đất phi nông nghiệp 432,70 ha
(chiếm 9,7% tổng DT tự nhiên);
- Nguồn nước: Địa bàn xã có mạng lưới các khe suối và các mạch nước
ngầm, nước mưa góp phần cung cấp một lượng nước phục vụ cho sản xuất công
nghiệp.
Nguồn nước mưa đạt
1800 mm/năm nhưng do lượng mưa phân bố không đồng đều nên không có ý nghĩa
nhiều trong việc điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như
sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh đó việc nước mưa tập trung còn gây ảnh hưởng
không tốt như: xói mòn rửa trôi, sạt lở lũ lụt,...
- Khí hậu, thời tiết: Thọ Sơn có khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Chế độ nhiệt có 2 mùa
rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao; mùa nóng từ tháng 5 đến
tháng 9 nhiệt độ trung bình 33 đến 360c, tháng nóng nhất là tháng 7
nhiệt độ có lúc lên đến 400, Mùa lạnh từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau nhiệt độ trung bình từ 14 đến 200c,có lúc thấp xuống
đến 100c.
- Tài nguyên rừng: Trước đây rừng Thọ Sơn có trữ lượng rất lớn và đa dạng với
nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên vào trước những năm 90, diện tích
rừng Thọ Sơn suy giảm dần do tập quán du canh du cư, thường đốt rừng làm nương
rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều loài động thực vật quý hiếm nay đã mất
dần.
- Khoáng sản: Thọ Sơn có mỏ kim loại màu, có chất lượng tốt đã được khảo
sát có trữ lượng cao. Ngoài ra còn có bãi bồi bê khe trằng với trữ lượng cát
dồi dào và có chất lượng.
- Dân số: Hiện nay toàn xã có 11 thôn bản với 853 hộ, 3625 khẩu. Trong đó có 2
bản đồng bào dân tộc Thái với 198 hộ, 902 khẩu chiếm 23,1%, có 2 hộ giáo dân,
07 khẩu chiếm 0,2%.
3. Lịch sử phát triển.
- Về địa giới hành
chính: Ngược dòng lịch sử, trước công nguyên cho đến nay, vùng đất Thọ Sơn đã
trải qua nhiều thay đổi về đơn vị hành chính với nhiều tên gọi khác nhau.
Trong thời kỳ phong
kiến, Thọ Sơn vốn là đất của Tổng Thuần Cam, huyện Nghĩa Đường, phủ Quỳ Châu cũ
gồm các sách; Thuần Cam, Tử La, Diên Phi, Vĩnh Lộc, Thọ Vực, Trọng Hợp. Sau khi
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 25 tháng 3 năm 1948, Chính phủ ra
Sắc lệnh số 148/SL bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận. Cấp trên cấp xã và cấp
dưới tỉnh gọi là cấp huyện, tổng Thuần Cam
được nhập vào huyện Anh Sơn đổi thành xã Vĩnh Hòa. Đến năm 1948, huyện Anh Sơn
gồm các xã; Vĩnh Hòa, Nhân Hòa, Vĩnh Tường, Kim Long và xã Lạng Sơn. Vùng đất
Thọ Sơn hiện nay thuộc xã Vĩnh Hòa.
Tháng 4 năm 1954 xã
Vĩnh Hòa chia thành 3 xã: Bình Sơn, Thành Sơn, Thọ Sơn. Địa danh Thọ Sơn chính
thức ra đời từ đó.
Tháng 4 năm 1963 huyện
Anh Sơn mới được thành lập theo Quyết định số 52/CP ngày 19 tháng 4 năm 1963.
Thọ Sơn là một trong 19 xã của huyện Anh Sơn.
Ngày 01 tháng 11 năm
1975, Nghệ An, Hà Tĩnh sát nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh, Thọ Sơn là một xã của huyện
Anh Sơn, Tỉnh Nghệ Tĩnh.
Tháng 12 năm 1991 tỉnh
Nghệ Tĩnh chia tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Thọ sơn là một xã của
huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An.
Kể từ đó địa danh hành
chính xã Thọ Sơn ổn định. Trải qua quá trình phát triển đến nay Thọ sơn có 11
thôn bản, trong đó có 2 bản đồng bào dân tộc Thái; Thôn 1 (bản Khe trằng Thượng)
và thôn 9 (bản khe trằng Hạ).
4. Truyền thống cách mạng.
Theo Sử sách ghi lại
từ cuối năm 1923 Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đã xây dựng vùng căn cứ ở Nghệ
An và tiên đánh thành Trà Long. Trong những ngày vây đánh thành Trà Long, nghĩa
quân đã được nhân dân địa phương hết lòng ủng hộ tại vùng đất huyện Anh Sơn,
huyện Tân Kỳ nhân dân đã theo Trương Hán, một vị tù trưởng người dân tộc Thái ở
Kẻ Trằng (trước thuộc xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ nay thuộc xã Thọ Sơn, huyện Anh
Sơn) để gia nhập nghĩa quân. Đứng dưới cờ nghĩa quân Lê lợi, Trương Hán cùng
với hai em là Trương Tam và Trương Tham đã đem trâu, ngựa, gà vịt và lương thực
của gia đình giúp đỡ nghĩa quân trong những ngày vất vả. Chính Trương Hán đã
dẫn đường cho nghĩa quân tiến vây thành Trà long và cùng với dân bản, dân Mường
ngày đêm vận chuyển lương thực phục vụ nghĩa quân Lam sơn trong những ngày vây
thành, mai phục giết giặc. Lương thực cạn, nhà có “cây Khầu” Trương Hán đã cho
gia nhân bứt hết quả dùng vào việc nuôi quân. Bứt hết quả khầu ở vườn nhà,
Trương Hán đưa gia nhân và dân các bản vào rừng tìm quả Khầu, cây Khủa và đào
củ Mài, hái rau rừng để phò việc nghĩa.
Thiên hạ đại định,
Trương Hán được Lê Lợi ban cho một chức quan và khoanh một vùng đất gồm “Tam
Bách Đỉnh Sơn” (Ba trăm đỉnh núi), cho gọi cây Khầu ở nhà Trương Hán là “Khầu
quận công”. Chưa hết vua còn ban cho địa phương ấy cái tên “Tiên Kỳ” tức là có
công trong buổi đầu dựng nước và tặng cho xã ấy một con dao vàng để làm kỷ niệm.
Việc nhân dân bứt quả Khầu, hái rau rừng nuôi nghĩa quân. Trương Hán qua đời,
nhà vua cho lập đền thờ truy tặng là “Khả lãm quốc công” Đền làm ở bên cạnh Khe
Trằng bà con địa phương gọi là đền “Tả Ngọn”
Trong phong trào Tây
Sơn do anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo, nhân dân Thọ sơn đã
cùng với các xã trong vùng đóng góp nhiều sức người sức của cho đại thắng quân
Thanh (Theo gia phả của các dòng họ người Thái ghi lại thì ở Khe Trằng họ nào
cũng có hàng chục thanh niên gia nhập các đội quân Tây Sơn theo quang Trung ra
Bắc giết giặc).
Trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, hưởng ứng chiếu cần Vương của vua Hàm Nghi nhân dân Thọ
sơn đã có nhiều người tham gia nghĩa quân, hăng hái gia nhập nghĩa quân của Lê
Doãn Nhã, Nguyễn Xuân Ôn, tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở Quỳnh lưu, Diễn
Châu, Yên Thành.
Đầu thế kỷ XX trên
mảnh đất Thọ Sơn còn in đậm dấu chân của các lãnh tụ phong trào Đông Du và
nhiều con em Thọ Sơn lại hòa nhập vào phong trào yêu nước mới theo các tư tưởng
tiến bộ của các sỹ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh.
Phát huy truyền thống
cách mạng trong suốt thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước. các thế hệ người Thọ Sơn đã đóng góp sức người, sức của cho Tổ Quốc đến
ngày thắng lợi.
Hiện toàn xã có 23 liệt
sỹ, 17 thương binh, 16 bệnh binh; 164 gia đình có công với cách mạng
5. Tiềm năng, lợi thế về kinh tế xã hội, quốc phòng, an
ninh.
Thọ Sơn là một xã
thuần nông, sản xuất chủ yếu lệ thuộc vào thiên nhiên, thu nhập chính của nhân
dân từ 3 nguồn chính: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Trong đó trồng trọt là
nguồn thu nhập chính; với tiềm năng đất đai dồi dào, màu mỡ, Thọ Sơn có lợi thế
cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp như Mía đường,
chè, các loại cây trồng khác cho thu nhập cao như dưa hấu, bí...
Với địa hình thuận
lợi, diện tích đồng cỏ lớn thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi các loại gia
súc, gia cầm.
Cùng với sự phát triển
của kinh tế, xã hội, Thọ Sơn có tiềm năng lớn trong việc phát triển đa dạng các
dịch vụ, ngành nghề.
Nhân dân Thọ Sơn có
truyền thống đoàn kết, đời sống văn hóa đa dạng phong phú, lại có Đền thờ
Trương Hán thờ vị tù trưởng có công với nước, thuận lợi cho việc giáo dục
truyền thống và phát triển du lịch trong tương lai.
Lực lượng Quân sự,
công an vững mạnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo môi trường thuận
lợi cho việc đầu tư và hợp tác phát triển
Địa thế hiểm trở với
nhiều đồi núi, hang động thuộc Quốc phòng quản lý trước đây đã được xây dựng,
Thọ Sơn được xem là căn cứ quan trọng về quốc phòng, an ninh.
|