UBND XÃ LONG SƠN,
ANH SƠN, NGHỆ AN
Địa chỉ: Thôn 3, xã
Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Điện thoại:
0383.872.263
I. Cơ cấu tổ chức:
TT
|
Họ
và tên
|
Chức
vụ
|
Điện
thoại
|
1
|
Phạm Đăng Thế
|
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND
|
0383.721.759
|
2
|
Phạm Bá Đồng
|
Phó Bí thư ĐU, Chủ tịch UBND
|
0383.872.263
|
3
|
Trần Văn Đức
|
Phó bí thư Đảng ủy
|
0383.721.759
|
4
|
Trần Văn Thắng
|
Phó chủ tịch HĐND
|
|
5
|
Nguyễn Văn Tuấn
|
Phó Chủ tịch UBND
|
0383.872.263
|
6
|
Đặng Đình Công
|
Phó Chủ tịch UBND
|
0383.872.263
|
7
|
Nguyễn Hữu Hồng
|
Chủ tịch hội Nông dân
|
|
8
|
Trần Văn Sáu
|
Chủ tịch hội Cựu Chiến binh
|
|
9
|
Trần Thị Văn
|
Chủ tịch hội LHPN
|
|
10
|
Nguyễn Viết Hảo
|
Bí thư đoàn xã
|
|
II. Tóm tắt tình hình địa phương:
1. Tổng quát:
Long Sơn là xã nằm về
phía Đông nam của huyện Anh Sơn, trải dọc theo đường Quốc lộ 7 và Sông Lam:
- Phía Bắc giáp xã Vĩnh Sơn;
- Phía Nam giáp xã Thanh Đức (huyện Thanh
Chương),
- Phía Tây giáp xã Phúc Sơn;
- Phía Đông giáp xã Khai Sơn.
Là xã nằm cách trung tâm
huyện Anh Sơn 4km, nằm trên tuyến quốc lộ 7A chạy qua;
Tổng
diện tích tự nhiên 2.979,75 ha, trong đó đất sản xuất chiếm 2.413 ha, diện tích
rừng là: 1.132,86 ha; Hàng năm thu từ nguyên liệu lâm sản hàng tỷ đồng và là điều
kiện tốt nhất bảo vệ môi trường, sinh thái và nguồn nước. Với hàng trăm ha tràm
phủ xanh các đồi núi đất Long Sơn phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy bột giấy
của tỉnh nhà; Hơn 1000 ha chè công nghiệp, hàng năm tạo công ăn việc làm cho
hơn 1500 Lao động, tăng thêm thu nhập cho nhân dân, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện.
Là xã có diện tích trồng Lúa lớn của Huyện
nhà, có 260 ha diện tích đất trồng Lúa, được quy hoạch tập trung thành cánh
đồng Mẫu ở xứ đồng Khả Lạng. Những cánh đồng Lúa bát ngát. Vào mùa lúa, cánh đồng Khả Lạng căng tràn sức sống, đẹp như
một bức tranh vẽ với màu xanh non mơn mởn trải dài tít tắp hay màu vàng óng
dưới nắng vào lúc lúa chín. Cánh đồng Khả Lạng một màu vàng với hương lúa thơm
ngan ngát.
Đảng bộ xã Long Sơn có
334 đảng viên, sinh hoạt tại 19 chi bộ trực thuộc, (trong đó 03 chi bộ trưởng
học, 01 chi bộ Y tế và 15 Chi bộ Nông Thôn). Đơn vị hành chính chia thành 15
thôn;
Trên địa bàn xã có 3 cơ
quan nhà nước đóng trên địa bàn là Xí nghiệp chè Anh Sơn, Tổng đội TNXP 1 Nghệ
An và Trại giống chăn nuôi huyện Anh Sơn; có 3 trường học trường THCS Long Sơn,
trường tiểu học Long Sơn, trường mầm non Long Sơn.
Về tình hình kết cấu hạ tầng nông thôn Long
Sơn là một xã có hệ thống đường giao thông lớn, toàn xã có 45,5 km đường giao
thông, trong đó có 5,0 Km đường Quốc lộ 7A. Trên hệ thống đường giao thông liên
thôn có 5,5 Km, nội thôn 29,0 Km...
2. Dân số, dân tộc, tôn
giáo:
- Theo thống kê tại thời điểm
30/4/2014: Toàn xã có 2020 hộ với 7336 khẩu, Giáo dân có 33 hộ với 128 nhân
khẩu, Dân tộc có 24 nhân khẩu, nhân dân chủ yếu làm nghề sản xuất nông nghiệp
chiếm trên 80% dân số của xã. Mật độ dân cư bình quân
toàn xã là 246 người dân/Km2. Dân
cư phân bố trên địa bàn rộng.
- Về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày
càng được nâng lên rõ rệt, các phong trào hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục
thể thao hoạt động sôi nổi và được duy trì có hiệu quả
- Các di tích Văn hóa trên địa bàn, chưa được khôi phục:
* Đình:
+ Đình Tràng Yên ở Làng cũ, (Thôn Nguyễn Chân - xưa), men
Sông Lam.
+ Đình Đa Văn (Thôn 10)
* Chùa: Chùa Luật (Cồn chùa - Bệnh viện cũ trước đây)
* Đền:
+ Đền Thượng, Đền Hạ (Trong vườn ông Tùng - Thôn 2)
+ Đề Khả Lạng (Tại Đồng Ngoài - Thôn 10)
+ Đền Chợ Sở (Tại Đồng Giang - Thôn 8)
+ Đền Vạn (Cồn Bãi - Thôn 10)
+ Đền Tu Hú (nằm trong vườn nhà Ông Chân - Thôn 15)
* Điện:
+ Điện Hạ Đội (Tại trường cấp 3 cũ, hiện nay thuộc Nhà
Máy Chè)
+ Điện Đức Me (trong vườn ông Oanh - Thôn 11)
+ Điện Cả (Tại Cửa Hàng cũ, nay là Trường Tiểu học Long
Sơn)
Hiện nay các di tích Văn hóa Đình - Chùa - Đền - Điện đã
hư hỏng, chưa được khôi phục, chỉ còn lại Dấu tích cũ.
3.
Truyền thống cách mạng:
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Nhân dân Long Sơn đã phát huy những truyền thống đó
và được thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Trong cuộc
kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm của dân tộc nhiều thanh niên trai
tráng con em Long Sơn đã lên đường tòng quân nhập ngũ để làm nhiệm vụ thiêng
liêng, bảo vệ tổ quốc, giành độc lập dân tộc. Và trong thắng lợi to lớn ấy, có
sự hi sinh xương máu của 128 những Liệt sĩ đã
ngã xuống, một phần thân thể của 133 thương binh đã để lại nơi chiến trường và
là sự hi sinh lớn lao của những người mẹ, người chị anh hùng.
Nhân dân Long Sơn vẫn một lòng khắc
ghi công ơn của những người anh hùng năm xưa, đã cống hiến, đã hi sinh không
quản thân mình cho nền độc lập hôm nay. Phát huy những truyền thống quý báu đó,
trong cuộc sống hôm nay Đảng bộ và nhân dân Long Sơn
luôn có tinh thần đoàn kết, cần cù lao động, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, nhất
là trong công cuộc xây dựng Nông Thôn mới hôm nay;
|