ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LẠNG SƠN HUYỆN ANH SƠN, NGHỆ AN
Điện thoại: 0388 725 437
Email: langsonanhson@gmail.com
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Bí thư Đảng
ủy- Chủ tịch HĐND
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
PBT Trực Đảng
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Phó Chủ tịch HĐND
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
PBT Đảng ủy,
Chủ tịch UBND xã
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Phó CT UBND xã
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Phó CT UBND xã
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Chủ tịch UBMT xã
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Chủ tịch
Hội cựu chiến binh
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Bí thư đoàn
thanh niên
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Chủ tịch
Hội LHPN
|
Số điện
thoại
|
|
|
Họ tên
|
|
Chức vụ
|
Chủ tịch
hội nông dân
|
Số điện
thoại
|
|
II. Tóm tắt tình hình địa phương
1. Vị tri địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhân, dân tộc, tôn giáo, số thôn.
* Vị trí địa lý: Lạng Sơn là một xã thuộc trung
du miền núi, nằm ở vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích tự nhiên
là: 2.479,3 ha
Có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ;
- Phía Tây giáp xã Vĩnh Sơn;
- Phía Đông giáp xã Tào Sơn;
- Phía Nam giáp xã Lĩnh Sơn, Khai Sơn.
Xã Lạng Sơn có Đường Tả Ngạn Sông Lam chạy
qua theo hướng từ Đông sang Tây; đường
Hồ Chí Minh chạy từ Bắc vào Nam. Có Sông Lam chảy qua với bãi bồi lớn. Với vị
trí địa lý hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao thương như vậy nên Lạng
Sơn có điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên mọi mặt.
* Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Lạng Sơn dốc từ Bắc sang Nam,
vùng cao nhất là vùng trại khe Su giáp với huyện Tân Kỳ, vùng thấp nhất là vùng
ven bãi sông Lam.
Lạng Sơn có 3 dạng địa hình: Đồng bằng ven
sông, đồi và núi.
- Dạng đồng bằng ven sông: Chủ yếu nằm dọc
bên bờ sông Lam, độ cao từ 30 - 40m so với mực nước biển, chiếm khoảng12% diện
tích đất tự nhiên toàn xã.
- Dạng đồi: Nằm phần lớn ở độ cao từ 100 -
200m, lượn sóng, độ dốc không lớn (13-170), chiếm khoảng 60% diện
tích đất tự nhiên toàn xã. Nằm giữa vùng đồng bằng ven sông và vùng núi.
- Dạng núi: Chủ yếu là núi thấp, độ cao
từ 300 - 400m, chiếm khoảng 28% diện tích đất tự nhiên.
* Khí hậu.
Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, mang đặc trưng của khí hậu vùng Tây Nam Nghệ An. Có 2 mùa rõ rệt: Mùa
nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình là 23,50C.
Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất 39 - 400C, tháng 1 có nhiệt độ thấp
nhất (4 - 50C).
Lượng mưa bình quân là 1.760 – 1.820mm,
tập trung vào 3 tháng (8, 9, 10) chiếm hơn 60% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm không khí trung bình là 83%, cao
nhất là 89% (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), thấp nhất là 60% (tháng 6, 7).
Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa
Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mang theo không khí lạnh làm nhiệt độ
xuống thấp, gây giá rét. Gió mùa Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) và tháng 6,
7 có gió Tây Nam (gió Lào) gây khô nóng.
Tài nguyên khí hậu nói chung thuận lợi để
phát triển cây trồng, vật nuôi. Song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn,
mưa tập trung, nắng nóng khô hanh, là những nguyên nhân gây hạn hán, lũ lụt,
xói mòn đất, xói lở bờ sông ....
* Thủy văn, nguồn nước
Xã Lạng Sơn có Sông Lam chảy qua từ Tây
sang Đông dài khoảng 7km, ngoài ra còn có nhiều khe suối.
Có 11 hồ chứa nước lớn nhỏ, là một xã có
nguồn nước mặt thuận lợi để cấp nước cho nông nghiệp và dân sinh. Song nguồn
nước phân bố không đều giữa các vùng, các mùa, mực nước lại thấp so với độ cao
đồng ruộng, địa hình không bằng phẳng lại bị chia cắt lớn. Vì vậy hiện tượng
khô hạn trong mùa nắng, lũ lụt về mùa mưa hàng năm vẫn xảy ra trên diện rộng.
Nước ngầm: Qua thực tế khai thác của nhân
dân thấy rằng: Nước ngầm phân bố khá rộng, chất lượng đảm bảo.
2. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh
Nghệ An, xã Lạng Sơn có những loại đất chính sau:
a. Đất phù sa: Gồm 04 loại:
- Bãi cát ven sông: Phân bổ rải dọc theo bờ
Sông Lam, diện tích khoảng 4ha, địa hình bằng phẳng, thấp, thường bị ngập lụt
hàng năm, là nguồn cung cấp cát, sỏi xây dựng.
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Diện tích
khoảng 22ha, phân bổ dọc Sông Lam. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ,
là loại đất có nhiều tính chất tốt, phù hợp với trồng các loại cây Ngô, lạc,
đậu, rau ... đã được sử
dụng hết vào sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa không được bồi đắp: Diện tích
khoảng 158ha, phân bổ dọc theo đường Tả Ngạn Sông Lam. Thành phần cơ giới từ
thịt nhẹ đến thịt nặng, hầu hết có sản phẩm Pheralit, có phản ứng chua, ít mùn.
Đất lúa của xã tập trung chủ yếu ở loại này, ở những nơi cao không có nước tưới
thì trồng các loại cây màu lương thực và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa ngòi suối, đất dốc tụ: Chiếm
khoảng 92ha, tập trung chủ yếu ở vùng ruộng rú và chủ yếu là trồng lúa hoặc
nuôi trồng thủy sản.
b. Đất đồi núi: Gồm 02 loại:
- Đất Pheralit đỏ vàng: Diện tích khoảng
1.000ha. Phân bổ ở vùng đồi, núi của xã. Đây là loại đất quan trọng, đầy tiềm
năng và là thế mạnh của xã. Là loại đất tương đối tốt về lý tính và hóa tính.
Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, thích hợp trồng nhiều loại cây công
nghiệp và cây ăn quả, trồng rừng, làm đồng cỏ. Một số diện tích do sử dụng
không hợp lý nên đã thoái hóa nghiệm trọng, bị xói mòn tầng đất mỏng.
- Đất Pheralit bị xói mòn trơ sỏi đá: Diện
tích khoảng 177,1ha, phân bổ rải rác ở một số đồi núi. Do quá trình sử dụng
không hợp lý nên đất bị xói mòn mạnh, bề mặt trơ sỏi đá, cần nhanh chóng trồng
cây lâm nghiệp để bảo vệ đất không bị thoái hóa tiếp.
* Tài nguyên rừng
Năm 2010 toàn xã có 1.177,1 ha đất lâm
nghiệp.
Tiềm năng lâm nghiệp của xã Lạng Sơn là
rất lớn, đất lâm nghiệp chủ yếu là đồi và núi thấp, độ dốc không lớn, thổ
nhưỡng tốt, do vậy không cần phải đầu tư nhiều vào chăm sóc. Điều kiện kết hợp
nông, lâm thuận lợi. Vấn đề đặt ra là cần phải bảo vệ tốt diện tích rừng và
khai thác hợp lý nguồn lợi lâm sản.
* Tài nguyên
nước
Xã Lạng Sơn có Sông Lam chảy qua từ Tây
sang Đông dài khoảng 7km, ngoài ra còn có nhiều khe suối.
Nước ngầm: Qua thực tế khai thác của nhân
dân thấy rằng: Nước ngầm phân bố khá rộng, chất lượng đảm bảo.
* Tài nguyên nhân văn
Nhìn chung nguồn nhân lực của xã Lạng Sơn
dồi dào, lực lượng lao động trẻ, trình độ lao động qua đào tạo ngày càng tăng,
chuyển dịch lao động có xu hướng giảm nông, lâm, ngư nghiệp, tăng công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Đã thực hiện tốt việc lồng ghép chương trình, đẩy mạnh
truyền thông, cung cấp dịch vụ góp phần làm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.
Công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm đúng mức. Chương trình giải
quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chế độ chính sách xã hội ngày càng được
quan tâm.
3. Dân số, dân tộc, tôn giáo
Tổng dân số: Có 1434 hộ với 5.723 nhân
khẩu ( có 97 hộ với 450 khẩu theo đạo Thiên Chúa, chiếm 7,8 % tập trung ở thôn
1, thôn 2, 3 và thôn 5), bình quân số khẩu/hộ là 4,1 khẩu/hộ. Trong những năm
qua, do làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên năm sau giảm hơn năm
trước. Trong đó:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,41%/ năm.
- Phân bố dân cư theo xóm: hiện tại có 9
thôn
- Tỷ lệ hộ nghèo là: 32% với 440 hộ
4. Lịch sử phát triển
Về mặt lịch sử hình thành xã Lạng Sơn, bây giờ không ai có thể nắm chắc vào
thời điểm nào, dòng họ nào đã đến khia khẩn vùng đất này. Hiện tại đất Lạng Sơn
có gần 20 dòng họ bao gồm Họ Văn, họ Hữu, họ Khắc, họ Hồ, họ Trần, họ Viết, họ
Đình, họ Duy, họ Diên, họ Chu, họ Phạm, họ Cao, họ Bùi, họ Lê, họ Trương, họ
Phùng, họ Đặng ... Lạng Sơn một vùng đất không rộng lắm nhưng lại có nhiều dòng
họ, điều này nói lên Lạng Sơn là một vùng đất màu mỡ, yên lành nên đã từ lâu
đời nhiều người đã tìm đến sinh cơ lập nghiệp. Có lẽ do những nhóm người đến khai
khẩn trong những thời điểm khác nhau nên cư dân ở đây được hình thành 3 làng đó
là: Làng Vạn Thiện; Làng Yên Lương; Làng Cấm Cọng thuộc tổng Lãng Điền, huyện
Lương Điền, phủ Anh sơn, Tỉnh Nghệ An. Mỗi làng có một bộ máy chính quyền do
thực dân Pháp lập ra để cai trị nhân dân ta.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1949
nhân dân 3 làng hợp lại thành xã Tam Dân, đến năm 1949 xã Tam Dân, xã Tào Điền,
xã Yên Lĩnh hợp lại thành xã Lạng sơn, đến năm 1953 sau giảm tô xã Lạng sơn lại
chia thành 4 xã: xã Lĩnh Sơn, xã Cao Sơn, xã Tào Sơn, xã Tam Dân được giữ
nguyên tên là xã Lạng Sơn cho đến hiện nay.
5. Truyền thống cách mạng
Men theo dòng lịch sử con người Lạng Sơn thế
hệ này qua thế hệ khác rất lấy làm tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc
ngoại xâm, truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất của ông cha, vì
không chịu cảnh áp bức nô lệ, ngay từ khi thực dân pháp đặt chân lên xâm lược
nước ta, ở Lạng Sơn cụ Đặng Ngọc Giáp (1885) hưởng ứng phong trào Cần Vương; cụ
Đặng Ngọc Tặng (con trai cụ Giáp) (1909) hưởng ứng phong trào văn thân của cụ
Phan Đình Phùng, cụ Nguyễn Văn Thành đã chiêu tập binh lính đứng lên chống
pháp. Mặc dầu là tự phát bắt nguồn từ lòng căm thù giặc nhưng sự hy sinh của
cho con cụ Giáp vẫn là tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu dũng cảm với kẻ
thù để con cháu noi theo. Cũng trong thời kỳ này hưởng ứng phong trào đấu tranh
của các sỹ phu yêu nước như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh nhiều thanh
niên ở Lạng Sơn như Hoàng Văn Vinh (Vạn Thiện), Nguyễn Diên Cận, Nguyễn Khắc
Yên (Yên Lương)... đã rời ghế nhà trường xuất dương tìm đường cứu nước.
Đến
khi phong trào cách mạng do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo bùng nổ, nhân dân
Lạng Sơn sung sướng đi theo Đảng như nắng hạn gặp mưa rào. Những người Lạng sơn
yêu nước đã tìm cách đến với Đảng ngay từ khi Đảng mới thành lập, Nguyễn Diên
Thuỳ, Nguyễn Viết Trâm, Nguyễn Viết Hoè đã được kết nạp vào Đảng và đứng trong
chi bộ Yên Xuân - chi bộ Đảng đầu tiên ở Anh Sơn. Phong trào cách mạng được
gieo mầm và phát triển mạnh mẽ trong đêm trường tối tăm của chế độ thực dân
phong kiến. Nhân dân Lạng Sơn đã vùng lên và bền bỉ chiến đấu kiên cường bất
khuất, những tấm gương yêu nước đáng trân trọng như bà Sắc chồng chết sớm có 4
người con trai thì 3 người đã đi hoạt động cách mạng trong phong trào 30 - 31;
40 - 41 và cả 3 người con đều bị thực dân Pháp bắt, trong đó có 1 người là liệt
sỹ, hay vợ chồng cụ Cởn không có con, nghèo khổ, nhà tranh vách nữa nhưng cụ
sẵn sàng nuôi dấu cán bộ Đảng. Có thể nói nhân dân Lạng Sơn rất tự hào về
truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của mình, trên chặng đường dài đấu
tranh giải phóng đất nước nhân dân Lạng sơn đã cống hiến những người con ưu tú
góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc. Chỉ tính riêng trong phong trào
cách mạng từ năm 1930 đến 1945 đã có 47 người bị thực dân Pháp bắt giam, trong
đó có 8 liệt sỹ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc mỹ xã Lạng Sơn đã có 117 người hy sinh, hàng ngàn người là gia
đình có công với cách mạng, đối tượng chính sách.
Khi nói tới xây dựng cuộc sống xã hội mới
người dân Lạng sơn không quên được cụ Ngơm, cụ Thường. 2 cụ là người học cao
biết rộng và có tư tưởng cách tân, hai cụ cụ là người đầu tiên động viên con
cháu và nhân dân bài trừ những hủ lâu, như như cầu cúng, bói toán, rượu chè, cờ
bạc ... hai cụ được mọi người từ già đến trẻ kể cả bọn hào lý mến phục.
Trên mặt trận sản xuất nhân dân Lạng sơn cũng
rất tự hào về truyền thống cần cù, sáng tạo. Nhân dân Lạng sơn từ đời này qua
đời khác đã chịu khó tần tảo thức khuya dậy sớm phát rừng vỡ ruộng, tăng gia
sản xuất để làm cho cuộc sống của mình ngày một ấm no sung sướng. Trong quá
trình sản xuất, nhân dân Lạng Sơn đã không ngừng phát huy, sáng tạo để tăng
năng suất lao động, Hợp tác xã Đại Thắng, Hợp tác xã vận tải đường sông là một
điển hình của tỉnh lúc bấy giờ . Lạng sơn là xã đi đầu trong phong trào cải
tiến kỹ thuật như sáng kiến chế tạo xe trâu, cày cải tiến ... Đặc biệt chú ý
đập Đồng Quan - Công trình trung thuỷ nông đầu tiên của tỉnh đã được Đảng bộ
bàn và tiến hành thi công từ năm 1953,
song đây là một công trình lớn phải có sự đầu tư của Nhà Nước nên mãi tới năm
1965 mới hoàn thành. Ngay nay trong sự nghiệp đổi mới của Đảng nhân dân Lạng
Sơn đã không ngừng vươn lên để thực hiện khẩu hiệu xóa đói giảm nghèo. Nhân dân
Lạng sơn đã từng bước thay da đổi thịt 99% nhân dân đã có điện thắp sáng, đời
sống kinh tế của nhân dân ngày càng được đi liên và phong trào xây dựng nhà
cửa, mua sắm ti vi, xe máy ngày càng rầm rộ. Mùa xuân tươi thắm đã và đang nảy
nở phát triển trên mảnh đất Lạng Sơn yêu dấu.
6. Tiềm năng, lợi thế kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh
Với vị trí là xã có đường Hồ Chí Minh đi qua và
được phân bố dọc Sông Lam nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế với
các vùng trong khu vực.
- Đất đai đa dạng, trong đó khoảng 60%
diện tích đất tự nhiên là đồi, núi có thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây công
nghiệp dài ngày và ngắn ngày. Đồng thời phát triển kinh tế vườn đồi
- Tài nguyên ngành phục vụ xây dựng dồi
dào, đặc biệt là cát, sạn, đất sét,...
- Lực lượng lao động dồi dào, tỷ lệ lao
động qua đào tào ngày càng tăng, trình độ dân trí từng bước được nâng lên.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đang được
triển khai và phát triển, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế
cũng như xã hội.
- Kết quả đạt được trong 3 năm qua (2010 -
2013) trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng,… tạo đà cho
việc phát triển toàn diện trong thời gian tới, đặc biệt là xây dựng nông thôn
mới,
- Công tác
quốc phòng an ninh được đảm bảo, chủ động đối phó với các tình huống bất
ngườ xẩy ra.
7. Hướng
phát triển chính
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, hướng
phát triển chính của xã Lạng Sơn về các lĩnh vực cụ thể như sau:
+ Ngành nông nghiệp: Ngành nông nghiệp của xã
tập trung phát triển theo hướng thâm canh một số giống cây trồng vật nuôi phù
hợp với đặc điểm thổ nhưỡng như thâm canh lúa, cây nguyên liệu giấy, chè thương
phẩm là thế mạnh của địa phương.
+ Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Tập trung phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống của xã là
nghề chế biến nông lâm sản. Áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, cơ giới hóa
các công đoạn sản xuất nhằm mang lại năng suất sản xuất cao và ổn định.
+ Ngành dịch vụ - thương mại: Khuyến khích
các hộ gia đình, tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh
doanh các mặt hàng truyền thống của xã như đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ, nông sản
(lúa,, ngô). Kết hợp mô hình kinh doanh vào phát triển làng nghề để mở rộng thị
trường tiêu thụ ra các địa phương bên ngoài xã.
* Mục tiêu kinh tế đến năm 2020:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm
giai đoạn 2011-2020 là 4%/năm.
- Như vậy đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu
người của xã đạt 49,67 triệu đồng/người/năm.
- Tổng giá trị sản xuất 308.322 triệu đồng
(theo giá hiện hành), trong đó:
+ Nông lâm thủy sản: 154.161 triệu đồng.
+ Công nghiệp - xây dựng: 92.497 triệu đồng.
+ Thương mại - dịch vụ: 61.664 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế năm 2020:
+ Nông - lâm - thủy sản: 50 %.
+ Công nghiệp - TTCN: 30 %.
+ Thương mại - dịch vụ: 20 %
|