ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHÚC SƠN Thôn 3, xã Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
Số điện thoại liên hệ: 0383.872.341
CƠ CẤU TỔ
CHỨC:
TT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
1
|
Nguyễn Hữu Minh
|
Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch
UBND xã
|
0915 433 204
|
2
|
Nguyễn Công Bình
|
Phó bí thư
|
01669 578
756
|
3
|
Nguyễn Thị Hoa
|
Phó bí thư
|
01662 652 625
|
4
|
Nguyễn Thị Hoa
|
Chủ tịch HĐND xã
|
01662 652 625
|
5
|
Trần phi Long
|
Phó chủ tịch HĐND xã
|
01296 098
471
|
6
|
Nguyễn Văn Tráng
|
Phó chủ tịch UBND xã
|
0912 220 882
|
7
|
Phan Văn Đức
|
Phó chủ tịch UBND xã
|
0979 195 402
|
9
|
Bùi Đức Nhung
|
Chủ tịch UBMTTQ xã
|
01696 753 738
|
10
|
Đặng Thị Hương
|
Phó CT UBMTTQ xã
|
0943 098 345
|
11
|
Nguyễn Văn Hồng
|
Chủ tịch Hội Nông dân
|
01294 926 872
|
12
|
Đặng Đình Thiện
|
Chủ tịch Hội CCB xã
|
|
13
|
Nguyễn Thị Liên
|
Chủ tịch Hội LHPN
|
01698 362 588
|
14
|
Nguyễn Thế Phương
|
Bí thư đoàn Thanh niên
|
0912 984 797
|
Phúc Sơn là đơn vị nằm sát
trung tâm huyện với diên tích tự nhiên gần 15.000 ha chiếm 1/5 diện tích của
toàn huyện, xã Phúc Sơn có 25 thôn, bản có 2100 hộ dân với 8.100 nhân khẩu, Dân
tộc: 317 hộ, 1227 Khẩu; Tôn giáo: 40 hộ, 175 Khẩu. Xã Phúc Sơn với tài nguyên
rừng đặc biệt là rừng nguyên sinh là cơ sở để phát triển kinh tế và du lịch
sinh thái.
Xã Phúc sơn trước đây có tên
gọi là Làng Yên Phúc do ông Nguyễn Xí, một vị tướng của Nghĩa quân Lam Sơn lập
nên, đã gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc gần 600 năm. Làng là căn cứ
đồn trú của nghĩa quân Lam Sơn để đánh trận Thuỷ chiến khả lưu, các dấu tích:
Tiền quân, trung quân, hậu quân đã gắn với miền Trà Lân, đồng phả Lữ, cầu Miện,
đi vào lịch sử dân tộc và quê hương. Làng Yên Phúc là một trong sáu thôn của xã
Tri Lễ (Tri Lễ, Đa Văn, Hội quần, Khả Lạng, Tràng yên và Yên Phúc). Phía trước
làng có dãy rú cấm chạy từ Bắc sang Đông. Phía tây Nam là đường quốc lộ 7 và
những núi đá vôi có vị trí chiến lược quan trọng như: Bạch Mã Sơn, Bạch Tượng
Sơn, Kim Quy Sơn, Bút Sơn, xa hơn về phía Tây là Kim Nhan Sơn.
Làng yên phúc nằm trên một
vùng đất rộng khoảng 1 km2 dân cư đông đúc, trù phú. Có trên 770
gia đình, 3200 nhân khẩu.
Trong làng có 2 gia đình quan
lại, 11 văn thân, chức sắc, 12 địa chủ. Lí Trưởng, chánh tổng phần nhiều cũng
là người làng yên phúc. Cho nên trong xã gọi làng Yên Phúc là làng anh cả.
Ngoài số quan lại, địa chủ,
còn lại 700 gia đình là bần, cố, trung nông.
Khoảng đầu triều hậu Lê (Thế
kỉ XV) Làng Yên Phúc được hình thành, hầu hết là dân nơi khác đến định cư,
nên không có địa phận, ruộng đất, đời này qua đời khác, người dân chỉ cày
ruộng rẽ (cày thuê) của các thôn lận cận, vô cùng vất vả, khổ cực, nên đã nhiều
lần họ đứng lên đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau, đòi người cầm đầu xã
Tri Lễ chia ruộng đất cho làng Yên Phúc.
Đến đời Minh Mạng thứ 11
(1830) xã Tri Lễ buộc phải chia cho làng Yên Phúc 140 mẫu (Mẫu trung bộ) và 267
mẫu do nhân dân khai phá, toàn bộ là 407 mẫu. ngoài số diện tích trên nhân dân
còn khai hoang mở rộng diện tích, chăn nuôi, trồng cây ăn quả...
Yên Phúc còn có nguồn lâm sản
đa dạng, phong phú, diện tích đồi rừng khoảng 12000 ha, trong đó có nhiều gỗ
quý như: Lim, Sến, Vàng tâm, Dối... Nhiều thú rừng quý hiếm: Voi, gấu, hổ, và
nhiều dược liệu quí. Yên Phúc ruộng không nhiều nhưng đất không ít, có rừng,
có sông, đáng lẽ với tài nguyên thiên nhiên ban tặng ấy, cùng với người dân
yên phúc cần cù, chịu khó, thông minh, hiếu học, thì đời sống phải được ấm no,
hạnh phúc. Vậy mà chỉ có đói rét, ốm đau, bệnh tật.
Dưới chế độ phong kiến, giai
cấp thống trị đã dùng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản, ruộng đất, bóc lột
nhân dân, trước hết là dân cày.
Chúng đặt ra nhiều loại mê
tín, dị đoan cúng tế thần phật như: Ruộng thầu, ruộng phật, bao nhiêu ruộng
tốt đều về tay giai cấp thống trị, địa chủ như: Địa chủ Nguyễn Văn Luận, Nguyễn
Văn Đề, Nguyễn Vi Nhiên .vv.. Mỗi địa chủ đã chiếm hàng chục mẫu ruộng và đất
thổ trạch. Ngoài ra còn đặt nhiều thứ ruộng tế lễ như: Ruộng hội sim, ruộng
hội tư văn, ruộng khoa, ruộng biểu...Còn lại môt ít ruộng họ lại đặt tên là
ruộng thế, nghĩa là khi nào người cày ruộng này chết thì người khác mới được
thế vào, cho nên mặc dù có nhiều nông dân tuổi đã về già, đã từng đóng góp công
sức cho làng xã, nếu chưa có ai chết thì vẫn chưa có ruộng cày. Số người thì
ngày một nhiều, nhưng ruộng lại ít nên có gia đình 2 đời vẫn không được cày
ruộng thế.
Tính đến năm 1930, trong số
407 mẫu ruộng chỉ còn 97 mẫu (chưa đầy 1/4) chia cho dân cày.
Không những chiếm đoạt ruộng
đất, giai cấp thống trị còn đặt ra nhiều tô cao, tức nặng, ngoài tô tức chính,
chúng còn đặt ra nhiều tô phụ, phụ thu, tam bố và sưu thuế khác. Tính bình
quân người dân mỗi năm mười hai lần đóng góp tiền.
Ngoài sưu thuế chúng còn đặt
ra nhiều phong tục, nhằm bòn rút của nông dân như: Ai sinh con trai, độ dăm
bảy ngày phải mua cho con một cái "Trạng nhiễu" giá bảy quan tiền;
đến mười sáu tuổi phải mua "Trạng tri hương" giá mười hai quan
tiền, mới được vào làng, vào giáp; Nếu không mua được cho con, chúng bắt làm
đủ mọi công việc như: Xeo, mõ, suốt đời bị khinh bỉ.
Những ngày tế lễ, giỗ chạp, ma
chay của những gia đình địa chủ, phong kiến... người tá điền phải đến làm một
số công việc lao dịch, hoặc phải có lễ vật đến biếu, nếu không lại bị tăng mức
tô, tức, đòi lấy ruộng đất; hoặc bị chởi bới, đánh đập tàn nhẫn. Do đó ngời
dân làng Yên Phúc không ruộng cày, đất ở, đã khổ cực lại càng khổ cực thêm,
đành phải làm bạn với rừng, dựa vào rừng, sống nghề sơn tràng, phải chịu cảnh
màn trời chiếu đất, thú rừng, bệnh tật đe doạ.
Làng yên phúc có đồng ruộng
phì nhiêu, có núi rừng bát ngát, có đường giao thông thuỷ bộ, đi lại thuận
tiện; thương mại dịch vụ phát triển. Đáng lẽ người dân Yên Phúc được sống
một cuộc đời đầy đủ, do sức lao động làm ra, được làm chủ đồng ruộng, núi
rừng, thôn xóm. Nhưng ngược lại người dân Yên Phúc phải sống khổ cực, ruộng
đất bị địa chủ, phong kiến chiếm đoạt. Sống dựa vào nghề rừng núi, 95% người
dân bị bụng bảng, da chì.
Những mảnh đời khổ cực ấy, đã
rèn luyện cho người dân làng Yên Phúc một tinh thần gan dạ, có bản năng chiến
đấu tự vệ, một truyền thống dũng cảm và bất khuất, kiên định và đoàn kết đứng
lên chống áp bức, bất công, dành quyền sống, quyền dân chủ, bình đẳng.
Năm 1964, sau khi có chủ trương của Đảng và
nhà nước, các hộ dân dần dần di cư vào sinh sống và lập nên xã Phúc Sơn ngày
nay.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ xã Phúc sơn với hàng trăm thanh niên xung phong lên
đường làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc và đã anh dũng hy sinh 185 liệt sỹ,
2 bà mẹ việt nam anh hùng, 1 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 489 thương
bệnh binh các loại 840 người được tặng thưởng huân huy chương, hàng trăm thanh
niên xung phong và dân công hỏa tuyến, từ những thành tích trên năm 2004 Đảng
bộ và nhân dân xã Phúc Sơn được Đảng và nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lực
lượng vụ trang nhân dân.
Toàn xã có: 110,58 km đường
giao thông trong đó: 1,29 km đường quốc lộ 7A, đường nhựa: 18 km, Bê tông hoá:
7,2 km còn lại là đường cấp phối, từ trung tâm xã đến bản Cao Vều trên 20 km;
Giao thông nội đồng: 11,42 km, Hệ thống kênh mương: 20 km, trong đó: bê tông hoá:
17 km.
Xã có diện tích tự nhiên rộng,
dân số đông là tiềm năng phát triển kinh tế nhanh, mạnh nhất là kinh tế đồi
rừng. Đặc biệt được Đảng và Nhà nước quan tâm vùng biên giới có nhiều chính
sách đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi
cho nhân dân đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xã phát triển theo kịp đồng bào
trung tâm. Các tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể từ xã đến thôn bản được bố trí
đầy đủ hoạt động có hiệu quả. Có sự quan tâm của các cấp, các ngành về chính
sách người có công, chính sách phát triển kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỷ
thuật vào cuộc sống.
|