Có diện tích hơn 2.276 ha, dân số 6.379 người, Đỉnh Sơn có
điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và xã hội. Nơi đây được xem là đầu mối giao
thông giữa miền núi và miền xuôi.
Từ
mấy chục năm nay, thị tứ Cây Chanh thuộc xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn, Nghệ An) đã được
người dân trong huyện, trong tỉnh và những vùng lân cận biết đến.
Đỉnh
Sơn với vùng trung tâm bằng phẳng, thuận tiện cả giao thông thủy, bộ, với những
bãi ngô bạt ngàn, trù phú, với chợ Cây Chanh nhộn nhịp, với những dãy lèn đá
vôi bất tận… là một điểm sáng trong phát triển kinh tế thương mại của khu vực
miền Tây xứ Nghệ.
Có
diện tích hơn 2.276 ha, dân số 6.379 người, Đỉnh Sơn có điều kiện thuận lợi cả
về tự nhiên và xã hội. Nơi đây được xem là đầu mối giao thông giữa miền núi và
miền xuôi.
Với
quốc lộ 7A chạy qua chiều dài của xã, khu vực trung tâm sát với ngã 3 sông
(sông Cả, sông Con), xã Đỉnh Sơn là điểm kết nối giữa huyện Anh Sơn với các
huyện Con Cuông, Tân Kỳ, Quỳ Hợp và Đô Lương. Từ đây có thể xuôi về Vinh hoặc
ngược lên các huyện phía trên để đến Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, sang Lào. Chợ Cây Chanh hàng hoá phong phú, tấp nập kẻ bán người mua
Nhận
thức được tầm quan trọng, vị trí thuận lợi đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An, huyện Anh
Sơn đã cho chuyển dời Nhà máy đường Sông Lam từ Hưng Nguyên lên, cho khởi công
xây dựng chợ Cây Chanh, khởi công xây dựng 2 chiếc cầu vĩnh cửu bắc qua sông
Lam và bắc qua sông Con.
Không
những thế, ngay từ 28/12/2007, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số
5400/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Cây Chanh
(xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn).
Sau
hơn 3 năm kể từ ngày có quy hoạch, một đô thị mới đang hình thành. Nhà máy
đường Sông Lam hoạt động ổn định và hiệu quả đã và đang trở thành hạt nhân cho
khu quy hoạch công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Chợ
Cây Chanh được khởi công xây dựng từ tháng 1/2010 hoàn thành, đưa vào sử dụng
đã trở thành đầu mối, trung tâm thương mại dịch vụ cho cả khu vực. Mặc dù là
chợ nông thôn miền núi nhưng chợ Cây Chanh vẫn họp ngày 2 buổi và họp tất cả
các ngày trong tuần.
Hiện
tại chợ đã có 174 điểm kinh doanh và xã đang tiến hành xây dựng 52 điểm để nâng
tổng số lên 226 điểm kinh doanh (đạt chợ loại 2).
Vào
chợ Cây Chanh mọi người có thể cảm nhận được lượng hàng hóa phong phú, chất
lượng. Đây chính là đầu mối cung cấp hàng điện tử, điện lạnh, hàng tạp hóa vừa
là điểm thu mua, trao đổi, cung cấp các mặt hàng nông sản, lương thực thực phẩm
cho các xã vùng tây Anh Sơn và các huyện Con Cuông, Tân Kỳ, Quỳ Hợp.
Cầu
Cây Chanh bắc qua sông Lam đã được hợp long, sẽ được khánh thành, đưa vào sử
dụng vào dịp Quốc khánh 2/9/2011. Cầu bắc qua sông Con dự kiến hoàn thành trong
năm 2012. Cả 2 chiếc cầu này sẽ tạo cho Đỉnh Sơn có nhiều lợi thế mang tính đột
phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Không
bỏ lỡ thời cơ, vận hội, cấp ủy, chính quyền xã Đỉnh Sơn đã đẩy nhanh tiến độ
phát triển về mọi mặt. Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Hòa và Chủ tịch UBND xã Đỉnh
Sơn Nguyễn Văn Hiếu cho chúng tôi biết: Trong giai đoạn 2005 - 2010, kinh tế -
xã hội của xã đã có bước tiến vượt bậc.
Nếu
như năm đầu nhiệm kỳ (2005) tổng giá trị thu nhập xã hội đạt 68.248 triệu đồng
thì đến năm cuối (2010) đã tăng lên 107.516 triệu đồng (tăng 157,5%), ngành
nông nghiệp trong tỷ trọng kinh tế của xã từ 32,55% (năm 2005) đã giảm xuống
còn 29,1%, ngành thương mại dịch vụ từ 22,03% (năm 2005) đã tăng lên 35,4% (năm
2010).
Thu
nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 8,145 triệu đồng thì năm 2010 đã tăng lên
14,918 triệu đồng.
Giai
đoạn 2011 - 2016, Đỉnh Sơn quyết tâm phát triển kinh tế tăng trưởng cao và bền
vững, mục tiêu và các giải pháp đã được thông qua tại nghị quyết đại hội Đảng
bộ xã lần thứ XVIII (năm 2010), đó là: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hàng năm là 13,2%, trong đó cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế là: dịch vụ -
thương mại chiếm 40,1%, công nghiệp - xây dựng 34,3%, nông - lâm - thủy sản sẽ
giảm xuống còn 25,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 - 32 triệu
đồng/người/năm.
Trong
nhiệm kỳ này, xã sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng và làm thủ tục đề nghị cấp có
thẩm quyền quyết định thành lập thị trấn Cây Chanh (tách xã Đỉnh Sơn hiện nay
thành hai đơn vị hành chính là thị trấn Cây Chanh và xã Đỉnh Sơn).
Với
một đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, năng động, với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng phong phú, nhân dân cần cù, dân trí cao, cùng với lợi thế, tiềm năng sẵn
có… chắc chắn trong những năm tới, xã Đỉnh Sơn sẽ có bước tiến nhảy vọt để trở
thành một trung tâm vùng có kinh tế - văn hóa xã hội phát triển và đô thị mới
Cây Chanh ra đời sẽ là điểm sáng, là đầu tàu thúc đẩy cả khu vực miền Tây Anh
Sơn, miền Tây xứ Nghệ cùng phát triển.
Tác giả bài viết: Bá
Minh
Nguồn tin: Báo CA Nghệ An
|